Website bán hàng

Posted by hoang nam On 2/26/2013 0 nhận xét

Website bán hàng cần có những gì?


Thiết kế website bán hàng cần những đưa nội dung gì, thể hiện như thế nào trên website bán hàng là một việc quan trọng. Website chính là "người phát ngôn" âm thầm & siêng năng nhất. Mọi lúc - mọi nơi, thông tin sẽ được truyền đạt đến bất cứ ai quan tâm đến công ty, sản phẩm & dịch vụ. Chuẩn bị nội dung đầy đủ cho "người phát ngôn" làm việc sẽ đem lại hình ảnh như ý muốn cho công ty & thương hiệu. Dĩ nhiên, một website bán hàng thành công sẽ mang lại doanh số - lợi nhuận tăng cũng như các cơ hội hợp tác & phát triển khác trong tương lai.

1. Tổng quan về website bán hàng

Những phần thiết yếu của 1 website bán hàng là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày,7 ngày mỗi tuần).

2. Mục đích của website bán hàng

Mục đích của thiết kế website bán hàng gì?

- Quảng cáo không giới hạn với chi phí thấp nhất.
- Cơ hội liên kết và hợp tác với doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Nhận thông tin phản hồi nhanh nhất từ khách hàng hoặc đối tác.
- Tạo hình ảnh tốt về doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí, hoạt động liên tục mà không cần đội ngũ nhân viên phục vụ.

Để website bán hàng thu hút nhiều người truy cập

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- Nội dung luôn cập nhật.
- Nội dung hoặc sản phẩm / dịch vụ phải lôi cuốn Khách hàng.
- Có chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc miễn phí để lôi cuốn khách hàng. 

3 yếu tố chính cần có để đưa thông tin của doanh nghiệp bạn lên internet

- Tên miền (domain) : Địa chỉ của website bán hàng để người truy cập có thể vào website ng có gõ tên miền vào thanh địa chỉ trên trình duyệt.
- Nơi lưu trữ (hosting) : không gian để chứa website trên server.
- Website : Toàn bộ những tập tin thực thi và dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh ...) về thông tin doanh nghiệp của bạn.

3. Chức năng của website bán hàng

Chức năng cơ bản Thiết kế website bán hàng trực tuyến

1. Thiết kế website bán hàng, đồ họa, giao diện:

- Thiết kế giao diện đẹp có Flash.

2. Module giới thiệu công ty:các đơn vị thành viên…

3. Module giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ:

- Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về các sản phẩm dịch vụ được chia theo danh mục mỗi danh mục có nhiều sản phẩm bên trong trình bày dưới dạng list sản phẩm,dịch vụ. Các thành phần này có thể bao gồm hình ảnh, mô tả và giá thành và không giới hạn danh mục sản phẩm.

4. Module khách hàng – đối tác - Thiết kế website bán hàng:

- Giúp đưa thông tin về đối tác, khách hàng, dự án của công ty.

5. Module quản lý sản phẩm:

- Có thể thêm/xóa/sửa các thể loại sản phẩm, không giới hạn số lượng.

- Trình bày thông tin giới thiệu về công ty, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, cá


6. Module giỏ hàng – Shopping Cart:

- Bao gồm các chức năng giỏ hàng, đơn hàng, quản lý khách hàng… Khách hàng có thể chọn hàng và đăng ký đặt mua hàng một cách dễ dàng.

7. Module sản phẩm mới:

– Hiển thị các sản phẩm/dịch vụ mới nhất của công ty bằng các hình ảnh tiêu biểu, khách hàng có thể click vào hình sản phẩm để xem thông tin và hình ảnh mô tả chi tiết về sản phẩm đó.

8. Module tiện ích, thăm dò ý kiến:

- Giúp bạn thu thập được những phản hồi của khách hàng một cách hiệu quả nhất

9. Module tìm kiếm:

- Cho phép tìm các thông tin trên website bán hàng bằng các từ khóa có liên quan.

10. Module quảng cáo:

- Cho phép đặt các quảng cáo logo, banner trên website

11. Module tuyển dụng:

- Hiển thị thông tin tuyển dụng, cơ hội việc làm

12. Module liên hệ trực tuyến:

- Cung cấp 1 mẫu biểu trực tuyến cho phép khách hàng của doanh ngiệp có thể dễ dàng gửi những đánh giá, nhận xét cũng như những yêu cầu của mình đến với doanh nghiệp.

13. Module bộ đếm số người đã truy cập website:

- Cung cấp thông tin về số lượt người truy cập website công ty


14. Module ngôn ngữ:

- Một ngôn ngữ (có thể thêm nhiều ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc…)


4. cấu trúc của website bán hàng

Cấu trúc cơ bản của một website bán hàng như thế nào?


Bạn đang muốn thiết kế website bán hàng nhưng chưa hiểu cấu trúc cơ bản của một website bán hàng như nào và có lẽ bạn đang đau đầu vì có quá nhiều thông tin: những điều nên và không nên làm để xây dựng các nội dung cơ bản trong website bán hàng hiệu quả nhất

1. Trang chủ - home page: 

Thường là trang đầu tiên khi khách hàng truy cập trang đó, trang này là nơi liệt kê các liên kết đến các trang khác của website bán hàng, ở đây thường trình bày các thông tin mới nhất của doanh nghiệp, tóm tắt giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu đối tác, dịch vụ, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, sự kiện, hội thảo, các thế mạnh điển hình đặc trưng. 
 
2. Trang liên hệ - contact
 
Bao gồm các hình thức liên hệ với doanh nghiệp, thông qua địa chỉ email, số điện thoại, trực tiếp tại văn phòng, trụ sở, qua các hệ thống trả lời trực tuyến...thường có form liên hệ để người xem gửi yêu cầu ngay trên website bán hàng. 

3. Trang giới thiệu thông tin - about us

 
Khi người xem muốn tìm hiểu về nhà cung cấp vì vậy doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những kinh nghiệp, thế mạnh của mình so với những doanh nghiệp khác. 

4. Trang giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ - products/services:

 
Để doanh nghiệp mô tả chi tiết về các danh mục sản phẩm hình ảnh, thông tin về sản phẩm dịch vụ hoạt động của doanh nghiệp mình. 

5. Trang hướng dẫn hoặc chính sách - policies: 

 
Dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trong trang này thường hướng dẫn họ làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào ... Trang này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời câu hỏi “làm thế nào” của người xem. Đó là một số chức năng cơ bản cần có cho một website bán hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề... của bạn để có thể tạo nên một website bán hàng hiệu quả nhất.

5. kiểm tra đo lường chất lượng website bán hàng

Tăng hiệu quả cho website bán hàng

Cac doanh nghiệp thường đưa vào website bán hàng giá rẻ những gì được xem là tốt nhất với các danh sách hàng hóa dài bất tận và những thiết kế đồ họa bắt mắt với chi phí đầu tư không hề thấp. Họ tin rằng điều ấy đã là quá đủ để gặt hái thành công. Họ không để ý rằng điều nên thực hiện đầu tiên là đảm bảo trang web giá rẻ phải thực sự là một quá trình bán hàng khép kín. Sẽ chẳng được gì nếu người vào xem web thật đông nhưng chẳng ai mua hàng. Do đó, hãy theo đuổi ba kế hoạch bán hàng sau đây nếu bạn đang ôm ấp một ý định về chiến lược bán hàng qua mạng.

1. Tạo mẫu quảng cáo bán hàng trong hình thức "chuẩn" nhất


Bạn chỉ có không quá năm giây đồng hồ để thuyết phục người khác lưu lại và xem tiếp website bán hàng của mình nên dòng tiêu đề của bạn phải bám chặt lấy tâm trí họ và lôi cuốn họ. Dòng tiêu đề xuất sắc nhất nói với người xem rằng họ đã đạt đúng những gì họ đang tìm kiếm và kích thích sự tò mò của họ. Tiếp đó, hãy để nội dung phần tiếp thị làm tốt nhiệm vụ biến người xem hàng trở thành người mua hàng thật sự thông qua một quá trình hợp lý sau đây:
  • Xác định rõ vấn đề của họ và xây dựng lòng tin tưởng của họ.
  • Hứa hẹn và giải thích vì sao bạn có thể giúp ích họ.
  • Kể với họ về những ích lợi họ sẽ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Vượt qua mọi rào cản mà họ đang đối mặt.
  • Khuyến khích họ hành động và chỉ dẫn họ chính xác điều gì nên làm.
Một trang quảng cáo hay sẽ đưa đón người đọc đi qua một giai đoạn bán hàng thật chặt chẽ. Hãy kiểm tra lại mẫu quảng cáo của mình để xem mọi yếu tố đã nêu có đúng trật tự chưa, nếu không, bạn nên sớm điều chỉnh nó.

2. Tiếp thu những lời nhận xét

Một lời nhận xét tốt có thể sẽ thuyết phục thậm chí những khách hàng tiềm năng đầy hoài nghi nhất. Nếu bạn là một doanh nghiệp tên tuổi, những lời nhận xét ấy là một minh chứng quan trọng về tính năng làm việc của sản phẩm và thể hiện được chữ tín của bạn. Còn nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ với danh tiếng chưa nhiều thì đó càng là điều không thể thiếu.

Nếu bạn chưa có ý kiến phản hồi nào từ khách hàng, hãy gửi sản phẩm của mình đến một nhóm người thuộc mục tiêu thị trường chính của mình để đổi lấy những hồi âm từ họ.

Nếu có những lời phản hồi tích cực từ khách hàng, bạn nên tiếp xúc với họ để xin phép việc dùng ý kiến ấy trong quảng cáo của mình.

Hãy chịu khó mời khách hàng nói lên những điều chân thật nhất thông qua một dòng link email có nội dung “Xin hãy click vào đây để kể cho chúng tôi nghe về những gì bạn nghĩ!”.

Thường xuyên gửi email cho khách hàng để hỏi xem họ có thật sự thích thú với sản phẩm đã mua không.

Bạn cũng đừng quên để người vào xem website bán hàng biết được đó là những lời nhận xét từ những con người thực. Tên họ và nơi cư trú sẽ chứng minh điều ấy, và nếu có thể một tấm hình, thậm chí một đoạn video là rất tuyệt vời. Nên đính kèm những ý kiến của khách hàng trên website của mình xen kẽ nội dung quảng cáo, hoặc trên một chuyên trang ghi nhận các ý kiến khách hàng.

3 Hãy để việc mua hàng thật dễ dàng


Theo thống kê từ một tập đoàn nghiên cứu thị trường là Gartner Group, trong năm 2008, có không dưới 50% các website bán hàng bị mất khách vì người xem không thể tìm đến những gì họ cần. Để tránh nguy cơ ấy, bạn nên:

Đặt tên rõ ràng cho những nút bấm định vị để khách hàng dễ dàng tìm thấy chúng.

Giữ hệ thống nút bấm định vị thật đơn giản và thông suốt trên toàn bộ website bán hàng để người mua không phải click quá nhiều chỗ không cần thiết. Tốt nhất là không để khách hàng phải click đến nút thứ ba khi mua hàng.

Cung cấp nhiều hình thức thanh toán.

Trên đơn đặt hàng, không nên hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của khách hàng vì tâm lý người sử dụng Internet không thích tiết lộ thông tin về mình.

Đừng xem thường việc đính kèm một số điện thoại trên website bán hàng để khi cần người sử dụng có thể liên lạc trực tiếp.

THAM KHẢO WEBSITE NAM LINH CHI NONG LAM